Khi triển khai bất kỳ một chiến dịch tiếp thị nào nếu như không đánh giá được hiệu quả, bạn sẽ nguy cơ lãng phí thời gian và nguồn lực cho các chiến dịch không thành công hoặc có hiệu suất thấp, chính vì thế mà các công cụ Marketing Performance Management (MPM) đã ra đời.
Vậy MPM là gì? Vì sao các Marketer nên coi trọng và ứng dụng các công cụ nào vào công việc, hãy cùng ShortLink khám phá trong bài viết dưới đây bạn nhé.
MPM là gì?
MPM là viết tắt của nhóm công cụ dùng để quản lý hiệu suất tiếp thị. Nói một cách dễ hiểu đó là những công cụ giúp bạn theo dõi các chiến dịch tiếp thị của mình từ tất cả các nền tảng. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng tối ưu hóa được các chiến dịch của mình và phân bổ nguồn lực, ngân sách sao cho có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể nhận thấy được sự tăng lên hay giảm xuống doanh số bán hàng của mình một cách dễ dàng hoặc số lượt chuyển đổi tăng lên nhưng các phần mềm MPM sẽ cung cấp cho bạn nhiều hơn những thông số đó để theo dõi chuyên sâu hơn hơn là chỉ dừng lại ở mức đó.
MPM có bao nhiêu loại?
Hiện tại các công cụ quản lý hiệu suất tiếp thị được chia làm 2 nhóm:
- Foundational MPM (MPM cơ bản) – Đây là nhóm các công cụ giúp bạn thu thập dữ liệu về các chiến dịch tiếp thị của mình và lưu trữ những dữ liệu này. Các công cụ này phù hợp cho bạn trong trường hợp mục tiêu chính yếu của bạn là thu thập dữ liệu và đồng bộ hóa tất cả các kênh tiếp thị vào một nơi duy nhất.
- Strategy MPM (MPM chiến lược) – Đây là nhóm công cụ giúp bạn xem xét dữ liệu, đánh giá giá trị dữ liệu và đưa ra các đề xuất cải thiện các chiến dịch tiếp theo của bạn Quá trình này sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến lược của mình và tìm ra cách tốt nhất để duy trì sự phát triển trưởng thành và thành công.
Vì sao Marketer cần phải sử dụng MPM?
Đầu tư ngân sách hiệu quả hơn: MPM sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp bạn có thể tiết kiệm được nhiều ngân sách chi phí hơn bao giờ hết thông qua việc giúp bạn nhận ra được kênh tiếp thị nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Bằng cách này bạn có thể đầu tư ngân sách của mình vào các kênh hiệu quả nhất.
Giảm lãng phí: Khi bạn phân tích những gì phù hợp với khách hàng tiềm năng của mình, bạn đã có thể phần nào dự đoán được kết quả do đó bạn hoàn toàn có thể tránh né được những gì không hiệu quả cho chiến dịch kế tiếp. Thậm chí khi xem xét lại dữ liệu quá khứ và có cái nhìn chi tiết toàn cảnh bạn sẽ có thể thành công ngay trong lần đầu tiên cho những ý tưởng mới mẻ của mình. Bạn có thể ngăn chặn những thay đổi trong tài liệu tiếp thị về sau. Hiểu được mong muốn của khán giả sẽ giúp bạn đạt được điều đó ngay lần đầu tiên.
Chính xác hơn, tiết kiệm thời gian hơn: Thay vì dựa vào quan sát và trực giác, bạn hoàn toàn thể dễ dàng thu thập được dữ liệu theo thời gian thực thông qua các báo cáo và phép đo. Tính năng này sẽ giúp bạn hiểu được tính hiệu quả của chiến lược và đưa ra các giải pháp tác động kịp thời nhanh chóng (nếu cần).
Những điểm cần lưu ý khi chọn các công cụ MPM để quản lý hiệu suất tiếp thị tại doanh nghiệp của bạn
Việc ứng dụng các công cụ MPM vào doanh nghiệp của bạn có đạt được kết quả như kỳ vọng không phải xem xét các điểm này ngay từ bước đầu. Và nó cũng là cơ sở để bạn cân nhắc xem nên đầu tư vào loại công cụ nào.
- Mục tiêu tiếp thị: Đây là bước đầu tiên để có thể set up một hệ thống dõi hiệu suất tiếp thị thì bạn cần phải khoanh vùng lại các mục tiêu tiếp thị của mình. Và xác định xem mục tiêu nào quan trọng nhất, thứ nhì, thứ ba, .. cái nào được ưu tiên trước. Ví dụ: giả sử mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều lượt mua hàng hơn thông qua quảng cáo trả phí. Bạn có thể tìm kiếm phần mềm dành riêng cho thương mại điện tử để theo dõi hành trình của người mua và xem cách mọi người đến trang web của bạn thông qua các kênh tiếp thị.
- Các chỉ số cần theo dõi: Mỗi loại công cụ sẽ cung cấp cho một phạm vi dữ liệu nhất định. Bạn cần xác định chính xác xem mình cần những trường dữ liệu nào và mức độ các thành viên sẽ xem dữ liệu ra sao để thực hiện việc phân quyền.
- Cuối cùng, bạn cần phân biệt những công cụ nào bạn cần cho quy trình MPM của mình. Nhiều công ty chọn một phần mềm có thể giúp thu thập, lưu trữ và so sánh dữ liệu để các nhóm dễ dàng truy cập.
Dưới đây là top các ứng dụng MPM điển hình mà bạn có thể cân nhắc dùng thử:
1. Anaplan
Anaplan là một nền tảng doanh nghiệp dựa trên web để lập kế hoạch kinh doanh. Nó cũng là tên của công ty đã tạo ra nền tảng này. Anaplan, tên kết hợp giữa từ phân tích và lập kế hoạch, được biết đến với cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ và công cụ tính toán có tên Polaris. Vì sao Anaplan là công cụ đắc lực hỗ trợ Marketer.
Công ty cổ phần tư nhân Thoma Bravo đã mua Anaplan vào tháng 6 năm 2022. Thương vụ mua lại trị giá 10,7 tỷ USD dự kiến sẽ giúp Anaplan trở nên cạnh tranh hơn với các nhà cung cấp xử lý kinh doanh tích hợp khác như SAP và Oracle, cũng như các nhà cung cấp chuỗi cung ứng như Kinaxis và Blue Yonder.
Chắc chắn với bạn rằng để biết một chiến dịch marketing hoạt động hiệu quả như thế nào cũng như đề ra các ngân sách phân bổ ngân sách thế nào cho hợp lý cho những chiến dịch tổng thể đến chi tiết thì chắc chắn bạn cần phải có cái nhìn toàn cảnh liên quan đặc biệt đến tài chính
Hãy tưởng tượng một nền tảng mà Khách hàng doanh nghiệp có thể tải dữ liệu lên đám mây Anaplan, sau đó sắp xếp và phân tích từ tài chính, nhân sự, bán hàng và các đơn vị kinh doanh khác chắc chắn rằng nó sẽ giúp bạn có được một kế hoạch marketing sát sao với tình hình thực tế nhất, giảm thiểu rủi ro và đánh giá chính xác nhất.
2. Planful
Planful là giải pháp MPM hàng đầu giúp tự động hóa và hợp lý hóa nhiều khía cạnh của hiệu suất tiếp thị. Với Planful, bạn sẽ có được phần mềm giúp bạn biết chính xác chi tiêu tiếp thị của mình sẽ đi đến đâu và những thuộc tính nào phù hợp với công ty của bạn.
Họ cũng cung cấp các kế hoạch cho các chi nhánh khác trong doanh nghiệp của bạn, bao gồm tài chính, kế toán, CNTT, v.v.
3. MarketingCloudFX
MarketingCloudFX giúp bạn hợp lý hóa việc quản lý hiệu suất của bạn bằng cách theo dõi cuộc gọi, khách hàng tiềm năng, chuyển đổi và các số liệu quan trọng khác. Với MCFX, toàn bộ nhóm của bạn có quyền truy cập vào cùng một thông tin thông qua một nền tảng thuận tiện.
Cùng với MCFX, bạn nhận được hỗ trợ và phân tích liên tục từ người quản lý tài khoản của mình tại WebFX. Bạn cũng có thể tích hợp MCFX với các giải pháp theo dõi khách hàng tiềm năng và email phổ biến khác.
Để có thể bắt đầu thiết lập và ứng dụng 1 MPM vào doanh nghiệp bạn thực hiện theo 5 bước hướng dẫn như sau:
Bước 1: Đánh giá các số liệu hiện tại của bạn và mức độ liên quan của chúng với chiến lược và kết quả kinh doanh của công ty, loại bỏ những số liệu không phù hợp với kết quả và định hướng chiến lược.
Bước 2: Tạo sự liên kết kết quả số liệu với nhau để thể hiện cho mục tiêu hướng đến của bạn trong chiến thuật tiếp thị.
Bước 3: Xác định từng loại số liệu, nguồn dữ liệu nạp vào, công thức tính toán.
Bước 4: Phát triển các sáng kiến để đạt được các mục tiêu hiệu suất.
Bước 5: Thiết lập một bộ mục tiêu hoạt động lấy thị trường và khách hàng làm trung tâm; xem xét các biện pháp và số liệu cho từng loại sau:
- Tình trạng và hiệu suất kênh tiếp thị
- Độ phủ sóng của kênh
- Giá trị khách hàng
- Đổi mới
- Tăng trưởng thị trường
- Sức khỏe cạnh tranh
- Lợi nhuận của khách hàng và giao dịch
Bài viết về MPM nằm trong chuỗi các bài giới thiệu và chia sẻ cách sử dụng các ứng dụng phục vụ cho công việc của các marketer. Bạn có thể tham khảo và đọc thêm các bài viết về những ứng dụng hỗ trợ marketing tại chuyên mục MarTech trên ShortLink.
Xem thêm: Martech là gì?