MarTech – Hiểu sâu ứng dụng đúng tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp như thế nào?
  1. Home
  2. MarTech
  3. MarTech – Hiểu sâu ứng dụng đúng tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp như thế nào?
Avatar Of Jojo Jojo 8 tháng trước

MarTech – Hiểu sâu ứng dụng đúng tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp như thế nào?

Quảng cáo
Trong thời điểm hiện tại bạn sẽ có thể vô tình lướt qua hoặc nghe nói đến thuật ngữ Marketing Technology (MarTech). Bạn hèm hèm nghĩ rằng MarTech là những nền tảng dùng để tiếp thị như: Google Ads, Facebook Ads, TikTok Shop, Zalo OA…nhưng thực tế thì không hẳn là vậy.

Quảng cáo
MarTech có phạm vi rộng hơn, một khi hiểu sâu, ứng dụng đúng sẽ gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn gấp nhiều lần, thậm chí tạo nên những bứt phá mới. Bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thử nghiệm marketing, tối đa hóa lợi nhuận mong muốn.

MarTech – Đòn bẩy gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Martech Marketing Technology Automation Concept On Virtual Screen.

MarTech là gì?

MarTech là từ viết tắt của Marketing Technology, định nghĩa đơn giản dễ hiểu là thuật ngữ dùng chỉ sự hợp nhất giữa công nghệ với các hoạt động Marketing. Nó là một giải pháp, tập hợp gồm tất cả các phần mềm được các marketer dùng để lên kế hoạch, triển khai, và đo lường hiệu quả chiến dịch.

Không chỉ có thế nó còn được dùng để tự động hóa, hoặc sắp xếp hợp lý những quy trình marketing, thu thập và phân tích dữ liệu, cung cấp nhiều thông tin để giúp bạn có thể có được bức tranh tổng quan rõ nét nhất từ đó đưa ra được các quyết định chính xác điều chỉnh các nỗ lực tiếp thị kinh doanh của mình.

Tùy vào đặc trưng của mỗi doanh nghiệp mà khi được ứng dụng MarTech sẽ có nhiều tầng, số lượng phần mềm, giải pháp công nghệ khác nhau. Dưới đây là một hình ảnh ví dụ minh họa cho giải pháp MarTech tại 1 doanh nghiệp điển hình.

Ứng Dụng Martech

Nhìn vào hình bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa AdTech và MarTech. AdTech thường là tập hợp các công nghệ chủ yếu hướng đến việc tạo ra các quảng cáo, phân phối quảng cáo tạo data đầu vào. Trong khi đó MarTech thì tập hợp giải pháp hướng đến quy trình quản lý marketing nhiều hơn.

Việc tổng hợp thu thập data phân tích dữ liệu thông qua các điểm chạm trong hành trình mua hàng sẽ giúp cho các marketer tập trung hơn vào điểm chính yếu, giảm thiểu rủi ro lãng phí tiền bạc cho các chiến dịch thử nghiệm của mình.

Vì sao doanh nghiệp nên cần ứng dụng MarTech?

Martech

Sự phát triển chóng mặt của MarTech được xem là xu hướng tất yếu trong thời điểm hiện tại khi mà việc quảng cáo trực tuyến đã không còn quá mới mẻ, nhà nhà người người đều có thể chạy quảng cáo.

Nó xuất phát từ một nhu cầu thực tế là người dùng ngày càng trở nên quá ngao ngán trước việc bị tấn công một cách dồn dập từ nhiều chiến dịch quảng cáo mọi nơi, đặc biệt là ám ảnh với những chiến dịch quảng cáo kém chất lượng, sai trọng tâm và lỗi thời. Bên cạnh đó là nhu cầu tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu rủi ro từ các chiến dịch thử nghiệm marketing của các chủ doanh nghiệp, giám đốc tiếp thị (CMO), Marketer.

MarTech giúp khai thác và quản lý Big Data doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thông qua Big Data, MarTech sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh, tổng thể chi tiết về nhu cầu, hành vi của khách hàng mục tiêu: Họ muốn gì, họ đang làm gì, mua gì, và mua khi nào, thái độ của họ về sản phẩm trên thị trường… qua đó  cho phép các marketer tiến hành tái định vị chiến lược tiếp thị thương hiệu/ sản phẩm nhanh chóng và chính xác.

Trong kỷ nguyên số như hiện nay thì không sai khi nói rằng MarTech là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp gia tăng mạnh sức cạnh tranh của mình. Một khi hiểu khách hàng của bạn càng sâu sắc bao nhiêu thì các chiến lược, chiến thuật của bạn cũng sẽ “sát sao” với  thực tế và “bén” hơn.

Những lợi ích tuyệt vời khi ứng dụng MarTech

Giảm lãng phí thời gian vào các quy trình kém hiệu quả và gia tăng sức mạnh đáng kể cho bộ phận Marketing, giúp tối ưu hóa tiếp cận, thu hút và chuyển đổi được nhiều khách hàng hơn, giữ chân được nhiều khách hàng hơn.

Xác định được chính xác kênh tiếp cận nào hiệu quả nhất từ đó điều phối được ngân sách marketing hiệu quả hơn.

Tự động hóa quy trình, giúp việc quản lý vận hành triển khai marketing dễ dàng, trơn tru hơn, tận dụng các cơ hội để dẫn đầu thông qua việc phân tích dữ liệu và sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn.

Xác định nhanh được vấn đề, điểm gãy điều chỉnh các nỗ lực marketing hiệu quả, cải thiện những lỗ hổng hệ thống vận hành nhanh chóng.

Tiềm lực phát triển mạnh mẽ

Tập đoàn nghiên cứu Gartner đã đưa ra nhận định về MarTech như sau: Từ năm 2017 trở đi thì số tiền đầu tư vào các công nghệ Marketing thậm chí sẽ còn nhiều hơn số tiền đầu tư cho những mảng It thông thường khác.

Và có một sự thật cho thấy rằng ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến MarTech để có thể cải thiện hiệu quả các chiến dịch quảng bá thương hiệu, tiếp thị của mình. Hiện tại đã có hơn 4000 doanh nghiệp cung cấp giải pháp MarTech và vẫn tiếp tục gia tăng mạnh.

Có thể nói MarTech không còn đơn thuần là trào lưu trong giới marketer, mà đang trở thành một yếu tố quyết định trong giai đoạn số hóa chung của thị trường mà bất cứ 1 doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm trong thời gian hiện tại nếu như không muốn bị tụt lại phía sau.

MarTech Stack

Sau khi nắm được các thông tin tổng quan về MarTech, chúng ta tiếp tục đi qua một khái niệm nhỏ hơn là MarTech Stack. Vậy MarTech Stack là gì?

Định nghĩa MarTech Stack 

MarTech Stack (Ngăn xếp MarTech) là một tập hợp các phần mềm mà bộ phận Marketing sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Khi được hỏi về hệ thống MarTech của mình, các chuyên gia Marketer hoặc CMO sẽ thường đề cập đến toàn bộ hệ sinh thái các công cụ mà họ có trong tay để quản lý quy trình làm việc hằng ngày của mình.

Mỗi 1 công ty sẽ có những MarTech Stack riêng tùy chỉnh theo nhu cầu, sở thích riêng. Sự khác nhau về sản phẩm, phân khúc khách hàng, mô hình kinh doanh cũng dẫn đến việc một công ty bán giày sẽ có nền tảng MarTech hoàn toàn khác với một công ty kinh doanh dịch vụ Logistic. Không chỉ có thế, khi các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng ra thì những nhu cầu về tảng MarTech cũng sẽ tăng lên và mở rộng theo.

Một MarTech Stack sẽ gồm có những gì?

Mỗi công ty sẽ cần phải đánh giá xem các công cụ phần mềm hỗ trợ tiếp thị nào phù hợp với mình từ đó đưa vào nền tảng MarTech Stack của mình. Tuy nhiên một MarTech Stack cơ bản sẽ phải gồm các nhóm giải pháp công nghệ giúp giải quyết được các chức năng chính của bộ phận Marketing, ưu tiên trước sau đó mới dần mở rộng ra thêm.

Phân loại các nhóm công cụ trong một MarTech Stack

Martech Stack

Automatic Marketing (Tự động hóa tiếp thị): Đây là nhóm công cụ, giải pháp công nghệ quan trọng cần có trong 1 doanh nghiệp, nó sẽ quản lý và tự động hóa các nhiệm vụ, quy trình có tính lặp đi lặp lại để quá trình tiếp thị được hiệu quả hơn thông qua nhiều kênh (Email, Điện thoại, mạng xã hội, …).

Với Marketing Automation, các marketer có thể gửi đến khách hàng những thông điệp được tự động sắp đặt sẵn theo một chuỗi những điều kiện hay còn gọi là workflow. Automatic Marketing giảm sự tham gia của con người vào những công việc có tính chất lặp lại và hạn chế lỗi sai mà con người khó kiểm soát.

Customer data Platform (CDP): Đây là nhóm công cụ, giải pháp công nghệ được thiết kế để thu thập dữ liệu khách hàng từ tất cả các nguồn, chuẩn hóa dữ liệu đó và xây dựng hồ sơ thống nhất, duy nhất của từng khách hàng. Kết quả mang lại đó là một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, liên tục, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống công nghệ tiếp thị khác.

Customer journey analytics: Đây là nhóm các công cụ giải pháp công nghệ giúp các Marketer kết nối các điểm dữ liệu theo thời gian thực từ nhiều kênh, điểm tiếp xúc và hệ thống, cho phép người dùng hiểu rõ hơn về hành trình của khách hàng theo thời gian. Điều này cho phép các nhà tiếp thị khám phá hành trình của khách hàng bằng cách sử dụng dữ liệu

Marketing performance management (MPM): Đây là một nhóm các phần mềm, công nghệ sử dụng mô hình thống kê và học máy để đánh giá hiệu suất của các sáng kiến Marketing của công ty và cách chúng ảnh hưởng tác động đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Mục đích chính của những công cụ này là giúp các marketer có thể phân bổ chi tiêu trong tương lai một cách phù hợp hơn với mục tiêu kinh doanh.

SEO Platform: Đây là một nhóm các công cụ, phần mềm giúp cho các Marketer nghiên cứu từ khóa, kiểm tra thứ hạng đến phân tích và thu thập backlink, …

Email Marketing Platform: Tập hợp một nhóm các công nghệ giúp các Marketer tạo, gửi email và ngoài ra còn nhiều chức năng khác như:

  • Message design and creation
  • Workflow automation and collaboration
  • Message previewing
  • Email sending
  • Deliverability management
  • Data management
  • Ecommerce capabilities
  • Analytics and reporting
  • Third-party integrations
  • Automation and landing pages

Digital asset management software (DAMs):Đó là một tập hợp các công cụ giúp bạn quản lý tập trung tất cả các tài nguyên kỹ thuật số vào một chỗ. Bạn có thể tìm thấy tất cả các file từ hình ảnh, viddeo, đến các infographic, pdf, …

Call analytics platforms: Tập hợp các công cụ, giải pháp công nghệ giúp phân tích cuộc gọi, theo dõi được khách hàng tiềm năng trực tuyến và cả offline đổ về từ nhiều nguồn khác nhau (Từ website, từ Facebook, từ Zalo,…)

Account-based marketing software (ABM): Đây là các phần mềm tiếp thị dựa trên tài khoản, cho phép thực hiện các chiến lược tiếp thị B2B nhằm điều chỉnh các nỗ lực tiếp thị và bán hàng dựa trên các tài khoản có giá trị cao.

Digital events platforms: Đây là các phần mềm cho phép các Marketer tổ chức sự kiện lập kế hoạch, phân phối và đo lường kết quả của trải nghiệm sự kiện kỹ thuật số từ khán thính giả trực tiếp.

A digital experience platform (DXP): Đây là một nhóm phần mềm, công nghệ để quản lý tài sản kỹ thuật số trên nhiều kênh, nền tảng và thiết bị kỹ thuật số như trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động và cổng thông tin khách hàng. Nó cho phép doanh nghiệp quản lý mọi điểm tiếp xúc mà họ có với khách hàng trong toàn bộ hành trình của khách hàng.

DXP có chức năng phong phú từ quản lý nội dung và thương mại điện tử đến cá nhân hóa tích hợp sẵn, tự động hóa, CRM, CDP, phần mềm trung tâm cuộc gọi và thử nghiệm.

Thông qua việc hợp nhất dữ liệu từ nhiều kênh và thiết bị vào một giải pháp duy nhất, các doanh nghiệp có thể có được một chế độ xem khách hàng duy nhất và mang lại trải nghiệm nhất quán và được cá nhân hóa hơn trong mọi tương tác mà doanh nghiệp của họ có với khách hàng đó.

Cách để set up một MarTech Stack cho doanh nghiệp của bạn

Martech Stack

Thiết kế MarTech Stack là một trong những công việc quan trọng mà phòng Marketing phải thiết lập được. Một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trước khi thực hiện việc này đó là không có bất cứ một phần mềm, giải pháp công nghệ nào hoạt động độc lập, thay vào đó chúng phải kết hợp qua lại tương tác hỗ trợ lẫn nhau.

Chi tiết các bước cần thiết để thiết kế lên MarTech Stack như sau:

Bước 1: Cần xác định các điểm yếu trong quy trình marketing hiện tại và ngân sách. 

Ở bước này bạn cần phải xác định các chức năng quan trọng nhất của phòng Marketing, cụ thể là những gì. Song song đó cũng liệt kê những điểm hạn chế mà nhóm bạn đang gặp phải trong quá trình triển khai marketing cần được giải quyết.

MarTech sẽ giúp giải quyết những vấn đề thường xuyên hay xảy ra và khiến cho quá trình vận hành bị tắc nghẽn, giúp các hoạt động diễn ra trơn tru hơn và hiển nhiên đó cũng chính là lý do hàng đầu MarTech rất đáng để bạn chú ý và đầu tư.

Ở bước này bạn sẽ chọn các phần mềm có chức năng tương ứng phù hợp với các vấn đề của mình.

Bước 2: Cung cấp các hướng dẫn cơ bản

Ở bước này sau khi chọn ra những phần mềm để cho vào MarTech Stack mà bạn nghĩ rằng nó có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề đang diễn ra thì bạn cần cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng cơ bản cho tất cả thành viên để có thể thực hiện và thao tác.

Bước 3: Thử và sai

Đâu phải lúc nào bạn cũng có thể chắc chắn rằng một phần mềm nào đó trong nền tàng MarTech Stack sẽ đáp ứng được nhu cầu nhóm Marketing của bạn. Chính vì thế mà thử là bước quan trọng cần thực hiện. Tất cả các phần mềm hầu hết đều có thời gian dùng thử. Tận dụng điều này để test xem các phần mềm đó giúp cải thiện các vấn đề mà phòng Marketing của bạn gặp phải thế nào.

Nếu không thì cân nhắc remove nó và chuyển sang một phần mềm tương ứng khác.

Bước 4: Đẩy mạnh việc phối hợp các phần mềm trong nền tảng MarTech Stack với nhau

Cần hết sức lưu ý đó cần phải cố gắng phối hợp kết hợp các phần mềm với nhau nhiều nhất có thể để phát huy tối đa lợi ích của MarTech Stack vì chức năng lớn nhất của MarTech Stack đó là tối ưu tinh gọn quy trình làm việc nhiều nhất có thể.

Bước 5: Cân nhắc xem xét chi phí

Ở bước này bạn cần cân nhắc đánh giá lại các khoản chi phí sử dụng thường xuyên, đào tạo và quản lý và giá trị chúng mang lại trước khi chốt các phần mềm trong 1 nền tảng MarTech Stack để quyết định xem nên chọn hay không.

Bước 6: Đào tạo sử dụng

Ok tới bước này bạn đã hoàn thành việc chọn các phần mềm cho nền tảng MarTech Stack cho doanh nghiệp, phòng ban của mình. Bước tiếp theo đó chính là đào tạo sử dụng. Các công cụ trong nền tảng MarTech thường yêu cầu đào tạo nhất định để có thực sự tận dụng được toàn bộ chức năng mà chúng cung cấp.

Do đó bạn phải bảo đảm rằng khi MarTech Stack được ứng dụng việc Training phải thực hiện bắt buộc. Việc đào tạo này có thể là các buổi Workshop trực tiếp, hay 1 loạt video, file hướng dẫn, …

Bước 7: Đánh giá lại theo thời gian

Bất cứ một MarTech Stack nào có tính ứng dụng cao cũng cần phải được đánh giá lại theo thời gian để xác định lại xem các công cụ này có còn hoạt động hiệu quả khi yêu cầu của bạn tăng lên hay không. Nếu không còn phù hợp bạn có thể cân nhắc remove và thay thế một vài phần mềm trong nền tảng MarTech Stack của mình và các bước cũng sẽ lặp lại tương tự như trên.

Như vậy thông qua bài viết bạn đã dần nắm được khái niệm về MarTech và các bước để thiết lập một MarTech Stack cho doanh nghiệp của mình. Hiển nhiên một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp cho MarTech Stack của bạn đạt được hiệu quả tối ưu nhất đó chính là giai đoạn cân nhắc chọn lựa các công cụ giải pháp phần mềm để cho vào nền tảng.

Làm thế nào để chọn được công cụ giải pháp phần mềm phù hợp nhất cho MarTech Stack cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng ShortLink khám phá trong bài viết tiếp theo về Martech nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Quảng cáo
10 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Quảng cáo
Deals