Báo chí Nga mới đây đã cho công bố một báo cáo của các nhà khoa học quốc tế được đăng trên tạp chí khoa học Science & Global Security về một hình ảnh được vệ tinh chụp được ở Ấn Độ vào năm 1979. Nga nghi rằng hình ảnh trên mô tả một vụ nổ hạt nhân và có khả năng là hậu quả của một hoạt động thử nghiệm hạt nhân trên biển.
Báo cáo cũng cho rằng một số con cừu có dấu hiệu bị nhiẽm chất phóng xạ iodine-131 trong tuyến giáp khi được chăn thả trong khu vực này. Phân tích được đưa ra trong báo cáo cũng chỉ ra rằng những cơn gió có mang theo bụi phóng xạ từ đảo Prince Edward ở Ấn Độ Dương đến Australia.
Hình ảnh Trung tâm nghiên cứu hạt nhân ở Sorek của Israel.
Theo báo cáo của Nga, tuyến giáp của nhiều động vật ăn cỏ ở khu vực trên đã xác định là bị nhiễm chất iodine-131, một chất phóng xạ phát sinh trong các vụ thử vũ khí hạt nhân ở khí quyển từ năm 1979, trùng với thời gian được cho là diễn ra hoạt động thử hạt nhân của Isrel.
Nga cũng cho biết trên thực tế thì những dữ liệu về tuyến giáp một số động vật ăn cỏ trong khu vực trên đã được thu thập và gửi đến Mỹ phân tích định kỹ hàng tháng trong suốt 39 năm qua. Tuy nhiên, kết quả liên quan đến phân tích dữ liệu tuyến giáp của những chú cừu ở đây hiện mới được hé mở nhờ Đạo luật tự do thông tin. Các nhà khoa học Nga cũng đưa ra kết luận về hình ảnh vệ tinh và tín hiệu thủy âm từ cảm biến dưới nước, nhận định đó là "bằng chứng rõ ràng cho thấy vụ nổ trong khí quyển được Vela ghi lại chính là một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân bất hợp pháp".
"Khả năng Israel sở hữu vũ khí hạt nhân là rất lớn"
Nhiều chuyên gia về vũ khí hạt nhân của Nga đều cho rằng Israel đang sở hữu loại vũ khí hùy diệt nguy hiểm này. Và trên thực tế thì, từ 1985, cả thế giới đã biết đến khả năng Israel về công nghệ hạt nhân sau vụ rò rỉ hình ảnh của Lò phản ứng hạt nhân ở Dimon được chụp bởi Mordehai Vanunu, một cựu nhân viên tại đây do "tức giận bì bị sa thải". Vanunu sau đó đã chia sẻ những hình ảnh này cho phóng viên Columbia Oscar Gerrero..
Mỹ có khả năng đã biết đến điều này sớm hơn, từ năm 1963, thời của Tổng thống Mỹ J.Kennedy. Tài liệu cho rằng J.Kennedy đã biết về các chương trình hạt nhân của Israel dưới thời các tổng thống S.Peres và Levy Eshkol. Thậm chí tổng thống S.Peres đã có đàm phán với Mỹ về việc Nhà Trắng sẽ "làm ngơ" trước bí mật sở hữu vũ khí hạt nhân của Israel và không ép Israel phải tham gia các công ước quốc tế, đồng thời Mỹ sẽ phải phủ quyết những nghị quyết nào đòi Israel phải tham gia các công ước như vậy.
Đổi lại, Israel phải cam kết chắc chắn là nước này sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước, ngay cả trong trường hợp bị tấn công, và sẽ không dùng bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào do Mỹ sản xuất để sử dụng vũ khí hạt nhân (tức không sử dụng phương tiện mang của Mỹ).
Và đến nay, vẫn chưa có bất cứ thông tin rõ ràng nào về kho vũ khí hạt nhân của Israel. Nhưng hồi năm 2008, cựu Tổng thống Jimmy Carter ước tính Israel có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân. Đến năm 2014, ông Carter đưa ra con số 300 dựa trên tính toán về sự thay đổi kho vũ khí nước này trong giai đoạn 2008 - 2014.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói với các phóng viên bên lề Hội nghị P5+1 tại Liên Hợp Quốc rằng, Israel sở hữu tới 400 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, tạp chí của các nhà khoa học nguyên tử cho rằng, con số mà ông Zarif đưa ra là quá lớn và không thực tế. Họ lập luận rằng, Israel chế tạo vũ khí để răn đe chứ không phải để sử dụng. Ngoài ra, Tập đoàn Rand (công ty cố vấn cho Lầu Năm Góc) ước tính, Israel có từ 65 - 85 đầu đạn hạt nhân.
Trên thực tế, các nước trên thế giới không có đầu mối cụ thể nào về kho vũ khí hạt nhân của Israel và điều đó tạo ra những đồn đoán có lợi cho Tel Aviv trong việc tạo thế trận răn đe trước đối phương trong khu vực.
Dù Israel chưa có tuyên bố chính thức nào về thông tin trên nhưng theo nguyệt san "Tuyệt mật" của Nga, việc Tel Aviv sở hữu vũ khí hạt nhân là hoàn toàn có thể bởi ngay từ năm 1960, lò phản ứng hạt nhân ở Sorek của Israel bắt đầu hoạt động.
Đến trước cuộc chiến tranh Sáu ngày (năm 1967), Israel đã có vài quả bom nguyên tử, còn vào đầu những năm 1970, Israel chế tạo khoảng 10 quả bom nguyên tử mỗi năm, mỗi quả có sức công phá từ 130 đến 260 kiloton (gấp 10 lần quả bom Mỹ ném xuống Hirosima).
Theo một số nguồn khác, từ mùa xuân năm 1967 Israel đã lên kế hoạch cho nổ hạt nhân dưới lòng đất để dằn mặt và hạ nhiệt các đầu nóng trong giới lãnh đạo các nước A rập. Tuy nhiên, ý tưởng trên đã không cần phải thực hiện mà Israel vẫn đánh bại Liên quân A rập, sát nhập lãnh thổ Sinai, dải Gaza, cao nguyên Goland, Judea, Samaria vào lãnh thổ của mình.
Theo Đất Việt