ShortLink

Vì sao bị bạch tuộc đốm xanh lại dẫn đến tử vong?

Hapalochlaena lunulata: bạch tuộc đốm xanh sát thủ của đại dương

Gần đây, một nữ ngư dân ở Thừa Thiên Huế trong lúc đánh bắt đã bị một con bạch tuộc cắn. Dù đã nhanh chóng được đưa đi cấp cứu nhưng ngư dân xấu số này vẫn không qua khỏi cơn nguy kịch.

Qua xác minh, loài bạch tuộc cắn ngư dân này được gọi với cái tên là “bạch tuộc đốm xanh” (vì trên người chúng có nhiều đốm xanh) hay tên khoa học là Hapalochlaena lunulata.

Hapalochlaena lunulata có nọc độc không? Vì sao nó có khả năng làm chết người? Loài bạch tuộc này sinh sống ở đâu?

Hapalochlaena lunulata: bạch tuộc đốm xanh sát thủ của đại dương

Bạch tuộc đốm xanh lớn, tên khoa học Hapalochlaena lunulata, là một trong 3 (hoặc có lẽ 4) loài của chi Hapalochlaena. Không giống như người anh em phía nam của nó, là bạch tuộc viền xanh và bạch tuộc đốm xanh phía nam chỉ được tìm thấy tại Úc, phạm vi của bạch tuộc đốm xanh lớn bao gồm một phần lớn vùng biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Bạch tuộc đốm xanh lớn có thể nặng từ 10 đến 100 gram tùy thuộc vào việc chúng là con non hay con trưởng thành (theo Wikipedia).

Về đặc tính sinh hoạt, bạch tuộc đốm xanh chủ yếu ăn những con động vật giáp xác như cua và tôm. Nọc độc của chúng tiết ra từ tuyến nước bọt trong đó có một chất độc đối với hệ thần kinh được gọi là tetrodotoxin. Chất này mạnh gấp 1200 lần so với cyanide.

Để dễ hiểu, các nhà khoa học nói rằng nọc độc của Hapalochlaena lunulata mạnh gấp 50 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Khi bị tiêm chất độc này vào người, nạn nhân sẽ bị tê liệt, ngừng thở trong vòng vài phút, nhanh chóng dẫn tới ngừng tim và cuối cùng là tử vong. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao ngư dân của Thừa Thiên Huế đã không kịp đưa vào bờ để cấp cứu.

 






Các tin khác